Đối với bệnh nhân Thanh, nguy cơ tử vong lên tới hơn 70%. May mắn, bệnh nhân đã được cấp cứu kịp thời. Khi lọc máu, bác sĩ bất ngờ vì túi dịch đông đặc mỡ, chỉ số triglyceride rất cao.
Theo PGS Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, giai đoạn từ cuối tháng 12 Âm lịch tới hết tháng Giêng, trong số bệnh nhân nhập viện, ngoài các loại bệnh truyền nhiễm, viêm phổi, lượng người cấp cứu vì viêm tụy cấp tăng lên đáng kể. Khai thác thông tin của các bệnh nhân, bác sĩ nhận thấy điểm chung là ăn nhậu quá độ. Nhiều bệnh nhân còn rất trẻ cũng cấp cứu vì viêm tụy cấp.
Về căn bệnh này, giáo sư Bình cho biết viêm tụy cấp là tình trạng viêm và tự hủy mô tụy cấp tính. Trước đây, nguy cơ tử vong của căn bệnh này lên tới 50%. Hiện nay, bệnh được điều trị tích cực bằng lọc máu và các biện pháp khác nên tỷ lệ tử vong thấp hơn. Tuy nhiên, nếu phát hiện muộn nguy cơ tử vong vẫn rất lớn.
Dấu hiệu chính nhận biết bệnh là:
- Đau bụng, người bệnh đau bụng dữ dội, đau sau ăn, đau vùng thượng vị dễ nhầm lẫn với đau dạ dày, đau quặn có thể xuyên ngang thắt lưng.
- Buồn nôn, các triệu chứng nôn ói, buồn nôn tăng lên, bí trung, đại tiện.
- Sốt khi đau bụng nhiều kèm theo nôn ói.
Vì vậy, sau khi liên hoan, người có tiền sử tăng mỡ máu cần lưu ý tới các biểu hiện của bệnh viêm tụy cấp để đến cơ sở y tế ngay khi có dấu hiệu bất thường, không nên chờ đợi ở nhà, tự uống thuốc giảm đau. Bởi bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong do suy đa tạng.
Để phòng bệnh, giáo sư Bình khuyến cáo mọi người cần có thói quen ăn uống lành mạnh, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia. Những người có tiền sử tăng mỡ máu, đặc biệt là tăng triglyceride, cần thận trọng với viêm tụy cấp.
Đứng trước hai sự lựa chọn giữ thai và điều trị bệnh, chị T. vẫn quyết định sinh con dù biết tính mạng của mình gặp nguy hiểm. Từ giữa tháng 11/2023, chị được theo dõi tại Bệnh viện K với hy vọng "thai nhi trong bụng mẹ thêm ngày nào tốt ngày đó".
Khi thai nhi bước sang tuần 34, diễn tiến bệnh của chị T. phức tạp, các bác sĩ buộc phải cân nhắc ngừng thai kỳ. Ngày 5/12, ê-kíp bác sĩ Bệnh viện K và Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã quyết định mổ bắt con cho thai phụ. Hai em bé gái song sinh nặng 1,8kg chào đời.
PGS.TS.BS Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện K, cho biết bệnh nhân T. vào viện khi đang mang song thai 32 tuần và ung thư vú trái tái phát di căn hạch thượng đòn trái xâm lấn da. Khó khăn đặt ra với ê-kíp bác sĩ điều trị đó là vừa kiểm soát sự tiến triển của khối u, vừa đảm bảo an toàn cho song thai phát triển.
Khối u hạch chèn ép gây đau đớn cho người bệnh. Bác sĩ phải chỉ định chống đông xử lý huyết khối của khối u tránh nguy cơ tắc nghẽn phổi. Suốt 2 tuần qua, các bác sĩ Bệnh viện K phải đưa ra các phương án điều trị, chăm sóc đặc biệt dành cho sản phụ này...
Các bác sĩ nhận định khối u phát triển rất nhanh nếu không phẫu thuật sẽ gây xâm lấn, vỡ tắc mạch, chèn ép, khó thở. Cuộc mổ được cân nhắc, tính toán kỹ để đảm bảo an toàn cho sản phụ và thai nhi. Ca mổ diễn ra trong vòng 1 giờ vào trưa 5/12. Sau mổ, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, tiếp tục được theo dõi và điều trị.
Qua trường hợp này, các bác sĩ Bệnh viện K khuyến cáo phụ nữ đã bị ung thư, sau điều trị nên theo dõi sức khỏe, tái khám đúng hẹn. Đặc biệt, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về nguyện vọng sinh con để được tư vấn, kiểm tra sát sao nhất, hạn chế tối đa rủi ro tới sức khỏe của người mẹ và thai nhi.
Quan điểm này được BS. Ngô Tấn Huy duy trì thực hiện trong suốt 20 năm qua. May mắn được đồng nghiệp và cả khách hàng ủng hộ, đồng hành, nên việc đi theo định hướng này gặp khá nhiều thuận lợi. Dù ở bất kỳ cương vị nào thì cái tâm trong sáng, tràn đầy nhiệt huyết, đam mê với nghề cũng sẽ giúp anh vượt qua mọi khó khăn.
BS. Huy chia sẻ thêm, trong ngần ấy năm làm nghề, anh luôn nỗ lực trau dồi thêm kiến thức mới, sự phát triển công nghệ để phục vụ tốt cho tay nghề của mình. Ngoài ra, việc trò chuyện với khách hàng cũng giúp anh học hỏi thêm nhiều điều. Anh luôn lắng nghe và đồng cảm để hiểu hơn về mong muốn, nỗi khổ, khó khăn của họ. Từ đó có phương pháp hỗ trợ kịp thời, giúp họ tìm thấy niềm vui trong cuộc sống, bớt tự ti.
Khách hàng chính là người nhà
BS. Ngô Tấn Huy cho rằng, sự hài lòng của khách hàng mới chính là động lực để mỗi ngày làm việc của anh ý nghĩa, nhiều năng lượng hơn. “Phải coi khách hàng như người nhà. Đã là người nhà rồi thì phải làm cho tốt, cho đúng trách nhiệm và nghĩa tình”, BS. Huy nhấn mạnh.
“Đi làm chỉ mong nhận được thật nhiều lời khen, động viên và ủng hộ từ khách hàng. Bất kể nghề gì thì mỗi cảm nhận của khách đều là động lực để chúng ta cố gắng hơn. Tôi thường nhắc các bạn y tá khuyến khích khách nhận xét càng chân thật càng tốt. Dù đó là những lời nhận xét tiêu cực thì cũng phải lắng nghe và cảm ơn họ. Vì nhờ thế mà mình biết bản thân chưa tốt ở đâu để hoàn thiện”, anh nói.
Hơn 2000 ca phẫu thuật nâng ngực và hút mỡ được thực hiện bởi BS. Ngô Tấn Huy, hàng nghìn lời nhận xét được gửi về, hầu hết đều rất hài lòng với kết quả mới.
Chị Lan Chi (35 tuổi, Đồng Nai), khách hàng sau nâng ngực nhận xét: “Không có nhiều bác sĩ như bác Huy, nhiệt tình và tỉ mỉ. Cảm giác an toàn và an tâm khi làm dịch vụ nâng ngực bên bác sĩ. Các bạn y tá cũng chăm sóc chu đáo, cẩn thận”.
Chị Mai (Lâm Đồng) cũng cho biết: “Mình bay từ Đà Lạt vào gặp BS. Ngô Tấn Huy, làm hút mỡ vì bụng sau sinh tích mỡ nhiều, da chùng. May mắn vì gặp được BS. Huy mát tay lại dễ gần và hướng dẫn tận tình từ lúc tư vấn đến lúc xuất hiện về nhà vài tháng rồi vẫn hỏi han, hỗ trợ”.
Ngọc Minh
" alt=""/>Phẫu thuật thẩm mỹ, bác sĩ phải là một 'nghệ nhân' có tâm